Say cà phê là gì – Nguyên nhân và cách chữa say hiệu quả nhất

Hiện tượng uống cà phê bị say là tình trạng gặp phải ở khá nhiều người. Nhưng, lý do gây nên tình trạng này do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Biểu hiện của say cafe

say cà phê
Say cà phê làm cho cơ thể cồn cào, tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt.

Để có thêm kiến giúp thức thưởng thức ly cà phê ngon hơn, các bạn có thể xem trọn bộ các bài viết về Kiến thức cà phê.

Biểu hiện bạn có thể dễ bắt gặp nhất của tình trạng uống cafe và bị say đó chính là uống cà phê quá đặc khi cơ thể đang uống. Từ trạng thái bình thường bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Người nôn nao.
  • Xót ruột, cồn cào.
  • Nhịp tim đập nhanh hơn.
  • Mặt có cảm giác đỏ nóng và tai tiếp thu các tiếng động có hiện tượng vang.

Nhiều người uống cà phê bị say cho biết say cafe rất mệt vì nó kéo dài và dù có ngủ một giấc thì cơ thể vẫn chưa thể hoàn toàn tỉnh táo 100%.

Nguyên nhân uống cà phê bị say

Nguyên nhân say cà phê
Các nghiên cứu cho thấy cafein chính là tác nhân làm say cafe.

Thành phần chính ảnh hưởng tới tác động kích thích của cà phê chính là cafein. Theo nghiên cứu, chất này sẽ tác động và làm cho thượng thận giải phóng ra Epinephrine và Aorepinrphrine. Những hormone này tác động lên các tế bào và đánh tan đi cơn buồn ngủ khiến cho các phản ứng trong cơ thể được tăng tốc.

Bên cạnh đó, cafein cũng giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, lợi tiểu càng tăng cường các phản ứng giúp loại bỏ cơn đau. Nếu sử dụng với liều lượng phù hợp nó rất tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá liều hay sử dụng vào lúc đói sẽ khiến người uống cafe bị say.

Hậu quả của tình trạng này chính là tuyến thượng thận của người bệnh sẽ tiết ra nội tiết tố và kích thích tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao hơn. Người bệnh cảm thấy cơ thể vồn vã, chóng mặt…

Cách chữa say cà phê

cách chữa say cà phê
Bạn có thể chữa say cà phê bằng cách bổ sung tinh bột, uống nhiều nước và thư giãn.
  1. Nên uống nhiều nước lọc: Bạn biết đó, chất cafein có thể thấm vào máu rất nhanh nhưng cũng rất dễ hòa tan trong nước qua đường tiểu. Vậy nên, khi bạn uống nhiều nước thì sẽ giúp pha loãng cũng như giúp bài tiết cafein nhanh hơn. 
  2. Bổ sung tinh bột: Bằng cách ăn một mẫu bánh mì, giúp bổ sung tinh bột sẽ làm đỡ đi nhiều cảm giác cồn cào khó chịu.
  3. Nghỉ ngơi và hít thở đều: Nếu cảm thấy cơ thể quá khó chịu, bạn nên nghỉ ngơi và hít thở đều, cảm giác sẽ tốt hơn đấy. 

Lưu ý để uống cafe không bị say.

Để việc uống cafe an toàn cũng như tránh được tình trạng uống cà phê bị say thì bạn nên cân nhắc thật kỹ:

cách uống cafe không bị say
Không nên uống cà phê lúc đói, khi đang dùng thuốc tây để tránh bị say cafe và giảm tác dụng của thuốc.
  • Nên uống cafe với một lượng vừa phải vào buổi sáng là tốt nhất, lượng này sẽ phụ thuộc vào mỗi người. Với những người đã sử dụng cà phê như một thói quen thì bạn sẽ quen hơn. Với các bạn nhạy cảm với cafein, nên chọn cà phê sạch nguyên chất, nên chọn dòng Arabica là tốt nhất. Vì dòng cafe này có hàm lượng cafein rất thấp.
  • Tuyệt đối không uống cafe với dược phẩm, nếu bạn phải uống thuốc hãy đảm bảo rằng thời gian uống thuốc và thời gian uống cafe cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Sự tác động giữa cafein và thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
  • Không uống cà phê chung với rượu vì nó sẽ khiến cho đại não có xu hướng hưng phấn một cách quá độ, thần kinh bị ức chế thái quá và kích thích sự giãn nở của huyết quản.
  • Một số đối tượng nên hạn chế uống cafe là người mắc bệnh dạ dày, người mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú…

Tình trạng uống cafe bị say thực tế không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên để nó vượt quá khả năng cho phép và lặp lại thường xuyên vì không tốt cho sức khỏe cũng như cơ thể mỗi người. Hãy uống cà phê lúc cơ thể không quá đói và không nên uống quá đặc.

Leave a Reply

Your email address will not be published.